Không một người bán hàng nào mong muốn rơi vào tình trạng khách hàng chê sản phẩm có giá mắc. Trong trường hợp bạn gặp phải tình huống như thế này thì bạn cần phải làm gì? Đừng lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn cách chốt sale khi khách hàng chê đắt. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung
I. Cách chốt sale khi khách hàng chê đắt như thế nào?
Không phải nhà bán hàng nào cũng có thể giải quyết vấn đề khách hàng chê đắt dễ dàng. Bạn cần sở hữu một thủ thuật đặc biệt để có thể xử lý tình trạng này. Dưới đây là cách để bạn có thể chốt sale trong khi khách hàng chê đắt.
1. Lắng nghe ý kiến của khách hàng với thái độ tôn trọng
Trong lĩnh vực bán hàng, bạn nên lắng nghe phản hồi của khách hàng với thái độ tôn trọng khi họ chê đắt. Kỹ năng lắng nghe là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng telesale. Nó có ý nghĩa quyết định 90% thành công trong cuộc trò chuyện. Kỹ năng này không chỉ đơn thuần là nghe qua mà còn đi kèm với kỹ năng nói.
Dù bạn không đồng tình với ý kiến của khách hàng nhưng bạn vẫn cần lắng nghe hết. Điều này sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ cởi mở chia sẻ về vấn đề mà họ đang gặp phải và bạn sẽ đưa ra phương án xử lý cho khách hàng. Lắng nghe chính là chìa khóa giúp bạn phát hiện vấn đề của khách hàng.
2. Xác định nguyên nhân khách hàng chê đắt
Để giải quyết vấn đề khách hàng chê đắt thì bạn cần phải xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu chỉ xem xét vấn đề theo cảm tính thì bạn có thể bỏ lỡ nguyên nhân cốt lõi. Điều này sẽ khiến bạn đưa ra những giải pháp không hiệu quả. Bạn nên phân tích đầy đủ khía cạnh của nguyên nhân và đưa ra cách xử lý triệt để.
Bạn nên đặt câu hỏi để tìm ra nguyên nhân như: ““Tại sao anh/chị nghĩ sản phẩm này có giá cao ạ, cho em biết lý do cụ thể được không?” hoặc “Anh/chị đang băn khoăn về giá sản phẩm quá cao hay vì lý do nào khác?”” Thay vì tập trung vào thương lượng giá, bạn nên giúp tháo gỡ nút thắt tâm lý của khách hàng.
3. Xoa dịu sự nghi ngờ của khách hàng
Rèn luyện khả năng đồng cảm cách giúp khách hàng giảm nỗi buồn của khách hàng trong tình huống này. Sự đồng cảm sẽ giúp bạn xây dựng được hình ảnh thân thiện, dễ gần với khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ sẵn sàng bày tỏ thắc mắc về giá bán với bạn. Để xoa dịu sự nghi ngờ của họ, bạn nên thể hiện sự thông cảm như:
– “Em rất hiểu với sự băn khoăn của anh/chị. Những thắc mắc của anh/chị là điều dễ hiểu và thường gặp khi khách hàng nhìn qua giá bán của sản phẩm này. Tuy nhiên,…”
– “Mặc dù sản phẩm có giá cao hơn các sản phẩm khác nhưng chất lượng sản phẩm tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, chính sách bán hàng của bên em rất tốt nên anh/chị hoàn toàn có thể yên tâm”
Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể khiến khách hàng nghĩ rằng sự nghi ngờ của họ đã được bạn thừa nhận. Điều này có thể khiến hình ảnh của bạn và công ty bị làm xấu đồng thời là nguyên nhân mất khách hàng ngay lập tức.
4. Đưa ra câu trả lời khi khách hàng chê đắt
Khách hàng có nhiều lý do chê đắt nên bạn cần linh hoạt đưa ra câu trả lời phù hợp. Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn ứng biến với từng trường hợp như:
– Khách hàng nghi ngờ sản phẩm bán đắt: Khách hàng không muốn nói thẳng ra là họ không thích sản phẩm của bạn nên họ sẽ tìm lý do khác như sản phẩm của bạn đắt quả nên không mua. Bạn hãy giải thích đơn giản để giúp khách hàng hiểu rõ lý do mà giá bán sản phẩm cao. Đồng thời bạn cần chủ động đưa ra một vài cách giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. Ngoài ra, bạn nên thuyết phục khách hàng với các khía cạnh nổi bật của sản phẩm như: thiết kế, thương hiệu, tính đẳng cấp của sản phẩm…
– Khách hàng so sánh giá với các đối thủ của bạn: Nếu giá thành sản phẩm của bạn cao hơn đối thủ thì bạn cần giải thích theo hướng “giá cả đi đôi với chất lượng”. Điều này sẽ giúp khách hàng nhận ra giá trị sản phẩm của bạn cao hơn so với đối thủ. Ngoài ra, bạn nên so sánh ưu điểm sản phẩm của mình với nhược điểm sản phẩm của đối thủ để xây dựng niềm tin của khách hàng với sản phẩm của bạn.
– So sánh chất lượng với giá: Một số khách hàng thường áp đặt ý kiến giá bán cao hơn so với chất lượng mà sản phẩm mang lại. Hãy phân tích những ưu điểm nổi bật của sản phẩm tạo sự tương xứng giữa chất lượng và giá thành. Điều này sẽ giúp khách hàng tháo gỡ những thắc mắc mà họ gặp phải.
5. Tiếp tục bán hàng
Bạn nên thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định chốt đơn bằng việc dùng các từ ngữ thúc đẩy hành động cùng với các ưu đãi, chính sách cho khách hàng chốt đơn ngay thời điểm ấn định. Để tránh việc khách hàng thắc mắc thêm thì việc chốt sale cần được thực hiện nhanh chóng. Nếu bạn quá vội vàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và đôi khi sẽ phản tác dụng.
Sau khi hoàn thành việc chốt sale thì bạn cần lên kế hoạch chăm sóc khách hàng thật cẩn thận. Bạn cần tiếp tục chăm sóc, tương tác, hỏi hạn khách hàng. Đây được xem là kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp mà người bán hàng nào cũng cần.
II. Kinh nghiệm của người bán hàng giỏi là gì?
Nhiều nhà bán hàng chuyên nghiệp chia sẻ họ không còn gặp khó khăn trong việc chốt đơn với những khách hàng chê đắt. Họ sở hữu những công thức đặc biệt khiến khách hàng từ băn khoăn, nghi ngờ thành bị thuyết phục. Từ đó, quá trình chốt đơn được diễn ra nhanh chóng.
– Bạn cần bỏ qua cảm xúc cá nhân để lắng nghe, thấu hiểu khách hàng từ ý kiến “tiêu cực. Bạn cần lắng nghe khách hàng với thái độ tôn trọng, gương mặt vui vẻ sẽ tăng tỷ lệ chốt đơn ngay cả khi họ chê giá cả.
– Tập trung giải quyết vấn đề của khách hàng tạo cho họ cảm giác được quan tâm. Và để cao khách hàng để họ thấy rằng chất lượng giá trị sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Từ đó, họ sẵn sàng bỏ tiền sở hữu sản phẩm của bạn.
– Thủ thuật mang lại hiệu quả nhất cho việc thuyết phục khách hàng chốt đơn là phần mềm quản lý bán hàng CRMSales. Công cụ này là trợ thủ đắc lực mà bất kỳ nhà bán hàng nào cũng muốn sở hữu bởi:
+ Quản lý thông tin khách hàng: Bạn dễ dàng tra cứu dữ liệu khách hàng và phân loại khách hàng thông minh theo các trường, hành vi, giá trị đóng góp một cách dễ dàng, tiện lợi.
+ Chăm sóc khách hàng tự động: Giải đáp các câu hỏi liên quan đến sản phẩm nhanh chóng, giảm thiểu tình trạng mất khách hàng. Điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ.
+ Tiếp thị đa kênh tự động: Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian vào việc quảng bá sản phẩm đến với khách hàng trên các nền tảng như Facebook, Zalo, Websites,…
+ Cho phép thực hiện báo cáo phân tích: Doanh nghiệp sẽ thu thập dữ liệu khách hàng từ thống kê theo số lượng, hành vi và tần suất mua hàng. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp cách chốt sale khi khách hàng chê đắt mang lại hiệu quả cao. Và chia sẻ kinh nghiệm của nhà bán hàng giỏi về việc thuyết phục khách hàng chốt đơn nhanh chóng. Hãy thử áp dụng những thông tin hữu ích trên vào công việc của bạn nhé! Chúc bạn thành công!
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Hotline: 0966.363.373
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q