Nhân viên là nguồn lực quan trọng, có vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế quản lý nhân sự là hoạt động người lãnh đạo cần thực hiện một cách có nguyên tắc và có tuyệt chiêu. Sau đây là 9 cách quản lý nhân viên cấp dưới cực hiệu quả của nhà lãnh đạo mà bạn có thể áp dụng.
Nội dung
- 1. Phân việc đúng năng lực nhân viên
- 2. Phân chia công việc rõ ràng và có deadline cụ thể
- 3. Giám sát, nhắc nhở công việc thường xuyên
- 4. Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên
- 5. Công nhận thành tích của cấp dưới
- 6. Biết nhận sai và sửa sai lỗi lầm của mình
- 7. Có kỹ năng ra quyết định trong công việc với cấp dưới
- 8. Tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên
- 9. Luôn học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm
1. Phân việc đúng năng lực nhân viên
Đầu tiên, người lãnh đạo biết cách quản lý nhân sự hiệu quả là người biết cách phân công công việc phù hợp, đúng với năng lực của nhân viên. Bởi mỗi người sẽ có những thế mạnh và hạn chế nhất định. Không phải ai cũng đủ năng lực để làm hết tất cả mọi việc trong một khoảng thời gian cố định. Chính vì thế, người lãnh đạo cần căn cứ vào năng lực và vị trí của mỗi cá nhân để giao việc cho phù hợp.
Điều này vừa giúp sếp bám sát, theo dõi được năng lực, sở trường để hiểu nhân viên của mình. Vừa thể hiện sự công bằng, không chèn ép nhân viên. Đồng thời cũng giúp công việc được thực hiện thuận lợi hơn.
Mặt khác, nhân viên được thực hiện theo đúng năng lực của mình sẽ có tư tưởng làm việc tốt hơn. Từ đó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và luôn tràn đầy nhiệt huyết với công việc.
2. Phân chia công việc rõ ràng và có deadline cụ thể
Tiếp theo, hãy biết cách phân chia công việc một cách rõ ràng, cụ thể cho nhân viên để cấp dưới nắm bắt dễ dàng hơn. Đồng thời sếp hãy luôn nhớ cho nhân viên deadline cụ thể để họ nắm bắt được tiến độ và sắp xếp công việc phù hợp. Đây cũng là cách tạo nên thói quen làm việc rõ ràng, khoa học mà bất kỳ ai cũng cần trau dồi.
Theo đó, người lãnh đạo nên chọn cách giao việc cho nhân viên. Thông qua trao đổi trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc qua email, qua các công cụ hỗ trợ giao việc như phần mềm quản lý bán hàng doanh nghiệp có tích hợp quản lý nhân sự…
Khi phân chia công việc cho cấp dưới, người lãnh đạo nên hỏi lại. Nhằm mục đích trao đổi và lắng nghe ý kiến của nhân viên về công việc như: “Anh/chị còn thắc mắc gì về công việc không?”; hay “Anh/chị có cần tôi giải đáp thêm điều gì không?”…
Ngoài ra, để tăng mức độ ăn ý trong công việc, người quản lý cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi họp thảo luận. Để mọi người cùng nhau đưa ra phương án cùng nhau giải quyết công việc một cách suôn sẻ nhất.
3. Giám sát, nhắc nhở công việc thường xuyên
Để đảm bảo nhân viên không lơ là công việc. Và để đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành đúng. Nhà quản lý cần chú ý kiểm tra, giám sát công việc thường xuyên.
Hãy theo sát và kiểm tra tiến độ thực hiện công việc đã giao. Tuy nhiên, không nên hỏi liên tục theo từng giờ hoặc nhiều lần trong một ngày. Mà hãy cân đối thời gian để kiểm ta tiến độ công việc. Chẳng hạn, nếu công việc được thực hiện trong 1 tuần thì bạn hãy kiểm tra tiến độ vào thời điểm sau 3 ngày, sau 6 ngày.
Khi kiểm tra tiến độ công việc, người quản lý nên tránh gây áp lực hoặc tạo cảm giác không tin tưởng cho nhân viên.
4. Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên
Lắng nghe và thấu hiểu không phải chỉ được ứng dụng trong kỹ năng telesale đỉnh cao của nhân viên kinh doanh. Mà nó còn là nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả của người quản lý.
Một người lãnh đạo thành công, tài giỏi phải là người biết lắng nghe ý kiến. Đồng thời biết xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Để có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng, từ đó khích lệ, động viên nhân viên của mình.
Ngoài ra, việc lắng nghe và thấu hiểu cũng là một cách để phá bỏ khoảng cách và rào cản giữa người quản lý và nhân viên.
5. Công nhận thành tích của cấp dưới
Một kỹ năng khác là hãy luôn thiện chí công nhận thành tích của nhân viên cấp dưới. Hãy khen ngợi, động viên và khen thưởng khi họ có thành tích tốt trong công việc. Điều này giúp nhân viên cảm thấy có động lực và gắn bó với công ty hơn.
Ngoài ra, sếp hãy luôn đưa ra phản hồi tích cực. Bất kỳ lời động viên nào của sếp cũng giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng. Từ đó họ sẽ có lòng tin, tăng động lực làm việc và muốn cống hiến của nhân viên cho công ty.
6. Biết nhận sai và sửa sai lỗi lầm của mình
Đây là điều mà không phải người lãnh đạo nào cũng thực hiện được. Đặc biệt là khi phải thừa nhận sai lầm với nhân viên cấp dưới.
Tuy nhiên, việc thừa nhận điểm yếu, sai lầm của mình cũng là một phương pháp quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả. Bởi bằng cách này, người quản lý sẽ thể hiện trách nhiệm của mình trước công việc. Đồng thời thể hiện sự dũng cảm và tôn trọng những người đồng nghiệp, nhân viên của mình.
Ngoài ra, hành động này còn giúp người quản lý sẽ trở thành tấm gương cho nhân viên noi theo. Từ đó, khi phạm sai lầm, nhân viên cũng có can đảm nhận lỗi, nhận trách nhiệm và sửa sai để cải thiện.
7. Có kỹ năng ra quyết định trong công việc với cấp dưới
Với số lượng nhân viên đông, việc ra quyết định trong công việc cho cấp dưới cần người lãnh đạo có kỹ năng, kinh nghiệm trao quyền. Trao quyền là việc nhà quản lý giao phó cho người khác làm một hay nhiều việc gì đó và dưới sự giám sát của mình.
Điều này giúp sếp giảm bớt số lượng công việc. Đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên được làm những công việc mới. Từ đó giúp họ có thêm kinh nghiệm học hỏi và tìm kiếm, phát huy năng lực của bản thân.
Ngoài ra, người lãnh đạo còn cần ra quyết định công việc phù hợp với cấp dưới. Nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên. Và đảm bảo rằng họ có khả năng thực hiện được trong năng lực của mình.
Xem thêm: 4 Tính năng quản lý công việc bằng zalo hiệu quả cho mọi doanh nghiệp
8. Tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên
Một cách khác giúp quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là hãy tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên. Cụ thể, hãy làm quen và tìm hiểu nhu cầu và sở thích, mong muốn của từng nhân viên. Đồng thời, hãy tìm hiểu về cách các nhân viên thực hiện công việc và sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.
Điều này sẽ giúp người quản lý hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Qua đó việc phân công nhiệm vụ cũng như thấu hiểu nhu cầu, khó khăn của họ cũng dễ dàng hơn.
9. Luôn học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm
Cuối cùng, sếp hãy luôn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Đây cũng là cách giúp quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả. Vì chỉ khi trau dồi kỹ năng, kiến thức thì người quản lý mới tạo dựng được uy thế. Đồng thời giúp nhân viên tin tưởng vào chuyên môn, đường lối, chính sách sếp đề ra.
Như vậy bài viết trên bạn đọc đã được tìm hiểu về 9 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn trong việc nâng cao các kỹ năng quản lý nhân sự. Từ đó có thể định hướng nhân viên làm việc hiệu quả theo đường lối đã đề ra và góp phần nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Hotline: 0912.651.056
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Hotline: 0966.363.373
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q