Cách phân loại khách hàng là điều được nhiều chủ kinh doanh quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Nó giúp doanh nghiệp phân loại đúng, nhắm trúng mục tiêu và cá nhân hóa các hoạt động tiếp thị. Đây cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược chăm sóc, tiếp thị hiệu quả sau bán. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu thời gian, chi phí, đồng thời tăng doanh thu nhanh chóng. Vậy phân loại khách hàng là gì? Có những cách phân loại khách hàng nào trong marketing và kinh doanh? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nội dung
I. Phân loại khách hàng là gì?
Phân loại khách hàng là một trong những chiến lược chăm sóc khách hàng miễn phí, hiệu quả giúp công ty nắm bắt chính xác dữ liệu khách hàng. Để phân loại, doanh nghiệp cần nắm bắt được những đặc điểm chung của khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các tiêu chí chia họ thành những nhóm khách hàng nhỏ để dễ dàng chăm sóc, làm tiếp thị,…
Việc phân loại khách hàng trong kinh doanh và marketing có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp doanh nghiệp:
- Thống kê các đặc tính tương đồng giữa những khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp
- Nắm bắt rõ số lượng mỗi nhóm khách hàng doanh nghiệp có
- Phân tích, nắm bắt nhu cầu, đặc điểm, hành vi của từng nhóm khách hàng
- Đưa ra các chiến dịch chăm sóc sau mua, marketing đa kênh phù hợp với từng nhóm đối tượng
- Tăng doanh thu và tạo dựng niềm tin, sự uy tín
II. 5 cách phân loại khách hàng thường gặp trong marketing và kinh doanh
Tùy theo tính chất và quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài cách doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Phân loại khách hàng theo tư cách chủ thể
Dựa vào hành vi mua hàng, tư cách chủ thể thì khách hàng được phân chia theo 2 nhóm, cụ thể:
- Khách hàng cá nhân: Quyết định mua của nhóm khách hàng này thường ít phức tạp. Việc mua sắm của họ chịu tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý.
- Khách hàng tổ chức: Nhóm này có quyết định mua phức tạp hơn. Thường số lượng sản phẩm họ mua khá lớn, việc mua có thể mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định.
2. Phân loại khách hàng theo thu nhập
Bạn có thể phân khúc khách hàng dựa vào khả năng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể có thể chia thành ba nhóm chính:
- Khách hàng bình dân: Nhóm này quan tâm đến các sản phẩm có giá thành rẻ, các chương trình khuyến mãi và chính sách giảm giá.
- Nhóm KH trung cấp: Đây là nhóm khách hàng có khả năng mua các sản phẩm với mức giá trung bình.
- Khách hàng cao cấp: Nhóm này quan tâm, có khả năng chi trả cho các sản phẩm có giá thành và chất lượng cao cấp.
3. Phân loại khách hàng theo độ tuổi
Ngoài các tiêu chí trên, doanh nghiệp cũng có thể phân khúc khách hàng theo độ tuổi. Cụ thể như sau:
- Nhóm dưới 15 tuổi: Nhóm này chưa có khả năng tự lực về tài chính, không có nhu cầu thiết thực. Đa phần mong muốn của nhóm này là thông qua người đại diện là cha mẹ, ông bà,…
- Nhóm 15 đến 22 tuổi: Nhóm này đa phần là các bạn trẻ thích trải nghiệm, họ khá dễ dàng trong việc mua bán sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhóm này vẫn phần nào còn phụ thuộc vào tài chính gia đình nên nhóm này sẽ sử dụng nhwunxg sản phẩm phổ thông (hình ảnh mới, giá cả ổn định…)
- Nhóm 22 đến 50 tuổi: Đây là nhóm được quan tâm nhất vì họ có kiến thức và tự lực tài chính. Họ là nhóm đem lại doanh thu cho doanh nghiệp nhiều nhất. Đối với nhóm này, họ thường hướng đến những sản phẩm thật cần thiết, quan tâm đến giá cả, chất lượng và các dịch vụ kèm theo.
- Nhóm trên 50 tuổi: Họ là nhóm khách hàng khó và kỹ tính nhất. Nhóm này cực kỳ quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Cho nên để bán được hàng cho nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần có chiến lược tiến thẳng vào tâm lý của họ.
4. Phân loại khách hàng theo tâm lý mua hàng
Tâm lý mua hàng có ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dựa theo tâm lý mua hàng, doanh nghiệp có thể chia khách hàng thành 3 nhóm:
- Nhóm khách hàng chuyên “săn đón” các chương trình khuyến mãi. Nhóm này thường xuất hiện và mua hàng khi doanh nghiệp bán giảm giá hoặc thanh lý hàng tồn kho.
- Khách hàng ưa chuộng hình thức. Các KH này đặc biệt quan tâm đến hình thức, mẫu mã bên ngoài của sản phẩm. Sản phẩm càng đẹp mắt càng dễ hấp dẫn họ ra quyết định mua hàng.
- Nhóm khách hàng chú trọng thái độ phục vụ của nhân viên. Đây thường là nhóm khách hàng khó tính. Tuy nhiên, nếu biết nắm bắt tâm lý của họ thì cơ hội biến họ thành KH trung thành rất cao.
- KH chuyên dùng thử sản phẩm/dịch vụ mới. Các KH này có thể là người khó tính hoặc thích chạy theo xu hướng mới nhất.
- Với KH khó tính, việc dùng thử sản phẩm sẽ giúp họ yên tâm hơn khi mua hàng.
- Đối với nhóm theo xu hướng, doanh nghiệp có thể dễ dàng khai thác nhóm này bằng cách tạo ra các sản phẩm, mẫu mã mới liên tục. Từ đó có thể nâng cao doanh thu nhanh chóng.
5. Phân loại khách hàng theo lợi ích mang lại cho doanh nghiệp
Theo tiêu chí này, doanh nghiệp phân loại khách hàng theo giá trị doanh thu mà họ đem lại. Nói cách khác, đây là các phân khúc dựa trên số lần mua hàng của khách hàng.
- Khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là nhóm mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Thông thường, nhóm đối tượng này đem lại 80% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Họ có thể là người đã/đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Hoặc họ có thể là nhóm đối tượng chuẩn bị trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng này có đặc điểm là rất yêu thích và tin tưởng doanh nghiệp. Họ sẽ không ngần ngại tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Chính vì vậy, đối với KH tiềm năng, bạn cần có những chính sách ưu đãi riêng. Đồng thời ra chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh số hiệu quả.
- Khách hàng có tiềm năng lớn
Đây cũng là nhóm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Họ là những người đã từng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng vẫn còn băn khoản về giá cả hoặc mức độ yêu thích sản phẩm. Với nhóm này, doanh nghiệp cần có chính sách hấp dẫn, thể hiện sự vượt trội so với đối thủ để thu hút họ.
Về số lượng, nhóm khách hàng này chiếm đa số trong tổng số khách hàng của doanh nghiệp. Cho nên, nếu có chiến lược chăm sóc hợp lý, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều KH trung thành từ nhóm này.
- Khách hàng mang lại giá trị lợi ích nhỏ
Đây là nhóm khách hàng mang lại doanh thu nhỏ cho doanh nghiệp. Họ thường là những người mua hàng của bạn vào các dịp giảm giá, ưu đãi. Họ quan tâm đến giá thành và tập trung vào các sản phẩm có giá trị nhỏ. Để tiếp cận nhóm KH này, bạn cần đưa ra mức giá thực sự hấp dẫn để thu hút họ.
- Khách hàng tiêu cực
Đây là nhóm khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng họ vẫn quyết định rời đi và tìm đến doanh nghiệp khác khi họ không hài lòng. Chẳng hạn như lỗi về sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc không tốt.
Tuy nhiên, nhóm này không hẳn không có tiềm năng với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nắm bắt và xử lý được các vấn đề khiến họ không hài lòng. Doanh nghiệp có thể biến họ trở thành KH trung thành và mang lại lợi ích doanh thu.
Như vậy, bài viết trên bạn đọc đã được tìm hiểu về phân loại KH và các cách phân loại KH phổ biến. Để việc phân loại khách hàng tối ưu và chính xác nhất, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý khách hàng cho sale – CRMSales. Công cụ sẽ hỗ trợ bạn phân loại KH chuẩn nhất theo doanh thu, bill, độ tuổi và nhu cầu. Từ đó bạn có thể đưa ra các chiến dịch chăm sóc, marketing phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Hotline: 0966.363.373
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q