Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhờ đó mà mọi chiến lược kinh doanh có tỷ lệ thành công cao. Vậy làm thế nào để phân biệt chính xác hai nhóm khách hàng này? Hãy cùng CRMSales tìm hiểu thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Nội dung
I. Vì sao cần phân biệt rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Phân biệt rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp nhận được một số lợi ích to lớn. Cụ thể:
– Tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực khi triển khai chiến dịch truyền thông.
– Khoanh vùng đúng đối tượng khách hàng hạn chế tình trạng chiến lược kinh doanh, Marketing kém hiệu quả.
– Việc xác định đúng nhóm khách hàng sẽ mang đến cho họ những trải nghiệm tích cực. Từ đó gia tăng khách hàng trung thành nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời là chìa khóa gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Với lợi thế cạnh tranh từ việc phân loại chính xác khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ không ngừng nâng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhiều người tiêu dùng tiền năng mới. Điều này rất quan trọng trong quy trình bán hàng b2c cho doanh nghiệp.
II. Sự khác nhau giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang có sự nhầm lẫn về khái niệm của khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Vậy điểm khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này là gì? Mời bạn theo dõi thông tin dưới đây.
1.Khác nhau về định nghĩa
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh và Marketing, khách hàng mục tiêu được định nghĩa một cách rõ ràng. Cụ thể đây là nhóm người tiêu dùng có đặc điểm về nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này có thể gồm đối tượng online và đối tượng ngoài đời thực. Đặc biệt, họ có thói quen mua sắm và có khả năng chi trả những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ.
Ngoài ra, khách hàng mục tiêu được phân loại thành 2 nhóm đối tượng gồm:
– Khách hàng tiềm năng: là nhóm đối tượng có nhu cầu và khả năng chi trả sản phẩm. Tuy nhiên, họ chưa có quyết định cụ thể cho chốt mua hàng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
– Khách hàng thực sự: là nhóm đối tượng bỏ tiền để sở hữu sản phẩm, dịch vụ đó.
Chính vì thế, khách hàng tiềm năng là một phần thuộc khách hàng mục tiêu. Hãy theo dõi phần tiếp theo để biết cách phân loại khách hàng theo từng nhóm đối tượng nhé!
2. Khác nhau về cách xác định
Không chỉ khác nhau về định nghĩa mà cách phân biệt của 2 nhóm khách hàng cũng không giống nhau. Mời bạn tham khảo cách xác định của từng nhóm đối tượng ở phần dưới đây nhé!
2.1. Cách xác định khách hàng mục tiêu:
-
Xây dựng bảng mô tả khách hàng mục tiêu
Bảng mô tả khách hàng mục tiêu bao gồm 5 thành phần như sau:
– Thông tin nhân khẩu học: Tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…
– Những mục tiêu và giá trị: mô tả nhu cầu, kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ và những giá trị mà họ mong muốn nhận được trong tương lai.
– Nguồn thông tin: Khách hàng của bạn sẽ tiếp cận sản phẩm qua kênh nào? Từ việc xác định đúng kênh sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.
– Những thách thức và điểm đau của khách hàng (pain points): giúp bạn xác định những thách thức, khó khăn mà khách hàng gặp phải cần giải quyết ngay trong suốt vòng đời khách hàng.
– Trở ngại và vai trò trong quy trình mua hàng: xác định nguyên nhân khiến khách hàng quyết định không sử dụng sản phẩm của bạn.
-
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi người tiêu dùng hiện nay. Trong đó, có 2 hình thức nghiên cứu thị trường phổ gồm:
– Nghiên cứu thị trường thứ cấp: dùng để thu thập thông tin từ nguồn có sẵn như tổ chức chính phủ, các hiệp hội, bài luận văn nghiên cứu cá nhân,… Tuy nhiên, mô hình này chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
– Nghiên cứu thị trường sơ cấp: hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm về nhu cầu, hành vi người tiêu dùng và đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Mô hình này bao gồm các hoạt động như khảo sát, phỏng vấn, nhận phản hồi từ khách hàng.
- Đánh giá lại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
Việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp cho bảng mô tả. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
Chính vì thế, hãy đánh giá một cách nghiêm túc
– Lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có trước các đối thủ.
– Những hạn chế trong trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ giúp bạn giải đáp bài toán “làm thế nào để giữ chân khách hàng”.
-
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đây là cách mang lại hiệu quả cao trong quá trình xác định khách hàng mục tiêu. Phương pháp này gồm nhiều hoạt động như:
– Phân loại đối thủ
– Xác định các thông tin tổng quan như tập khách hàng, doanh số của đối thủ
– Phân tích đặc tính của sản phẩm và ưu nhược điểm về công nghệ của họ
– Nắm bắt đối tượng khách hàng mà đối thủ nhắm tới và mức độ nhận diện thương hiệu hay kênh/ nền tảng đang được sử
– Phân tích chiến lược SEO của đối thủ
– So sánh giá cả sản phẩm giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ.
2.2. Cách xác định khách hàng tiềm năng
-
Công cụ quảng cáo trực tuyến
Hiện nay, phương pháp tiếp cận khách hàng thông qua các kênh trực tuyến đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Một số công cụ được sử dụng cho việc quảng cáo gồm:
– Quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display ads) trên website của bên thứ 3
– Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media ads) như Facebook, Zalo,…
– Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEM)
– Email Marketing
-
Telesales
Điều này đòi hỏi đội ngũ telesale phải có kỹ năng chuyên môn tốt. Từ đó, tiếp cận khách hàng tiềm năng thông quan tệp khách hàng.
-
Hoạt động trên các diễn đàn
Diễn đàn là kênh tiếp thị hiệu quả giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng. Những bài viết có nội dung hấp dẫn với tần suất liên tục sẽ được Google ưu tiên hiển thị. Từ đó khách hàng tiềm năng cũng dễ dàng tìm thấy bạn
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên sử dụng phương pháp đánh giá lại sản phẩm và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đã được đề cập ở phần c và d của 2.1.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ về sự khác nhau giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Đây là những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh. Đừng quên áp dụng vào công việc của bạn nhé! Chúc bạn thành công!
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Hotline: 0912.651.056
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q
=> Để tìm hiểu chi tiết về công cụ, hãy liên hệ với đội ngũ CRMSales để được hỗ trợ:
Hotline: 0966.363.373
Facebook: https://www.facebook.com/pmcrmsales
Zalo OA: https://zalo.me/2246966774526422864
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCZfy1uNaDTAEEat0Nt8kk6Q